Một bản kế hoạch kinh doanh bài bản có thể giúp doanh nghiệp đạt được mức độ tăng trưởng bứt phát. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chủ quan, lơ là việc lập kế hoạch rõ ràng khiến doanh nghiệp đó mất phương hướng trong kinh doanh. Để các doanh nghiệp không rơi vào tình huống xấu này, hôm nay, Bombot chia sẻ đến bạn về kế hoạch kinh doanh, tầm quan trọng cũng như các bước để xây dựng kế hoạch kinh doanh, các bạn cùng theo dõi nhé!
NỘI DUNG
Kế hoạch kinh doanh là gì?
Kế hoạch kinh doanh là tổng hợp toàn bộ nội dung, tài liệu cơ bản mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có trước khi bắt đầu hoạt động. Các ngân hàng và quỹ đầu tư mạo hiểm thường coi việc xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết là điều kiện được xem xét đầu tiên trước khi xem xét cung cấp vốn cho các doanh nghiệp mới.
Thực tế, có ít doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển lâu dài nếu không có kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Một bản kế hoạch kinh doanh thường có những yếu tố sau: phân tích thị trường, kế hoạch phân bổ nguồn vốn, kế hoạch marketing, kế hoạch nhân sự, kế hoạch bán hàng, ….Khi nhìn vào, các chủ doanh nghiệp có thể đánh giá tình hình kinh doanh, hoạt động hiện tại của doanh nghiệp, có định hướng cho các bước đi tiếp theo của doanh nghiệp

Tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch kinh doanh
Việc xây dựng và sở hữu một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển lâu dài. Vậy, tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch kinh doanh đối với mỗi bước đi, mỗi cửa hàng, mỗi doanh nghiệp như thế nào, các bạn cùng theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Phát triển doanh nghiệp nhanh chóng, bền vững
Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh giúp cửa hàng, chủ doanh nghiệp vạch rõ quá trình hoạt động kinh doanh một cách cụ thể, chi tiết và có những đánh giá khách quan, giám sát một cách chặt chẽ khi triển khai trong thực tế. Nhờ vậy, nếu có trục trặc trong quá trình vận hàng, doanh nghiệp phát hiện và xử lý nhanh chóng. Từ đó, doanh nghiệp giảm thiểu tối đa những rủi ro phát sinh, thậm chí thâm hụt ngân sách, chi phí do lỗi trong quá trình vận hành, giúp doanh nghiệp ngày một phát triển nhanh chóng, bền vững.
Quảng cáo và nhận tài trợ
Nhiều cửa hàng, nhiều doanh nghiệp cần trải qua giai đoạn gọi vốn, thu hút vốn đầu tư để mở rộng, phát triển quy mô doanh nghiệp. Để bên đầu tư hiểu và thấy được tiềm năng từ doanh nghiệp, những lợi ích mà dự án mang đến được.
Do đó, nếu chỉ trình bày những ý tưởng phác thảo, đơn thuần mà không có mục tiêu cụ thể, lộ trình phát triển, con đường đi sắp tới cho doanh nghiệp thì việc thuyết phục nhà đầu tư là điều khó khăn.
Đưa ra quyết định chiến lược cho doanh nghiệp
Việc xây dựng và có được bảng kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp bạn nhìn rõ mục tiêu phát triển dài hạn. Đây giống như là một kim chỉ nam, một chiếc la bàn giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và đạt được mục tiêu. Ngoài ra, doanh nghiệp còn đánh giá được mức độ khả thi của dự án trước khi triển khai, thực hiện chúng, hạn chế sai sót không mong muốn.

Một số bước xây dựng kế hoạch kinh doanh
Một kế hoạch kinh doanh phục vụ cho mục đích gọi vốn hay để phát triển doanh nghiệp hoặc thậm chỉ là để tìm hiểu xem ý tưởng của doanh nghiệp mình có hiệu quả hay không thì cũng cần hội tụ những yếu tố cơ bản sau đây:
Có ý tưởng kinh doanh độc đáo, mới lạ
Sự sáng tạo của mỗi người là vô hạn, những ý tưởng mới lạ, độc đáo nếu được phân tích kỹ lưỡng và có một lộ trình, một bản kế hoạch kinh doanh cụ thể thì có thể thực hiện hóa ý tưởng đó và mang đến thành công cho doanh nghiệp.
Hơn thế nữa, một ý tưởng mới lạ, không “đụng hàng” với các doanh nghiệp khác sẽ giúp doanh nghiệp bạn nâng cao giá trị, tạo lợi thế cạnh tranh đối với đối thủ cùng ngành.

Xây dựng mục tiêu cụ thể
Có ý tưởng độc đáo, doanh nghiệp đừng vội triển khai ngay mà hãy ngồi lại viết ra những mục tiêu hướng đến trước mắt. Chúng ta cần xác định được đích đến cuối cùng thì mới có thể đi đúng hướng.
Hãy đặt ra mục tiêu theo nguyên tắc SMART: Specific (cụ thể), Measureable (có thể đo lường được), Achievable (có khả năng đạt được), Realistic (tính thực tế, khả thi) và Timely (thời gian thực hiện).
Nghiên cứu, phân tích thị trường
Đây là bước khá quan trọng trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh. Doanh nghiệp cần biết thị trường mình sắp sửa tham gia có những gì nổi bật? Hiện trạng của thị trường như thế nào? Có những doanh nghiệp nào đang kinh doanh ngành hàng mình sắp sửa tham gia? Khi bạn tìm hiểu kĩ về thị trường thì đồng thời bạn sẽ tìm ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình cũng như những tính năng cần cải thiện.

Lập biểu đồ SWOT
SWOT là từ viết tắt của Strengths (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức).
Doanh nghiệp cần tự đặt mình để so sánh với thị trường và đối thủ, tự phân tích yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài có tác động đến doanh nghiệp. Từ đó, xem doanh nghiệp mình có những điểm mạnh, điểm yếu gì, mô hình kinh doanh sắp tới có thuận lợi không, gặp những thách thức gì,… tất cả bạn có thể xem nó thông qua SWOT.
Xác định mô hình tổ chức kinh doanh
Hiện nay, có các mô hình kinh doanh được quy định gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh…. Dựa vào tình hình thực tế và hiện trạng công ty mà mà doanh nghiệp đăng ký mô hình phù hợp.
Lập kế hoạch Marketing
Kế hoạch Marketing trả lời cho các câu hỏi như: làm sao để khách hàng biết đến doanh nghiệp, làm sao để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, làm thế nào để khách hàng hài lòng và quay trở lại mua sản phẩm của mình…. Do đó, việc vạch ra chiến lược cụ thể với những hành động trên các kênh như social media, quảng cáo, email marketing…..để tiếp cận mục tiêu, truyền tải thông điệp đến khách hàng và khiến khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Ngoài ra, kế hoạch marketing hoàn chỉnh còn cần dự trù cả vấn đề chi phí ngân sách thực hiện (khi đi quảng cáo chẳng hạn) cùng với thời gian thực hiện kế hoạch cũng như hiệu quả mong muốn đạt được ở mỗi giai đoạn.

Lập kế hoạch quản lý nhân sự
Kế hoạch quản lý nhân sự cũng là một phần cực kì quan trọng trong việc xây dựng toàn bộ kế hoạch kinh doanh. Người đứng đầu cần phải tự đặt câu hỏi, công ty mình cần bao nhiêu nhân viên, phân bổ vào phòng ban nào, người đó cần có những đức tính như thế nào để phù hợp với công việc, làm thế nào để phân chia và phối hợp các bộ phận với nhau để hợp lý và đạt hiệu quả tối đa.
Cần có kế hoạch rõ ràng từ trước thì doanh nghiệp mới có thể quản lý và nắm được việc của mỗi cá nhân, từ đó lên kế hoạch đào tạo, định hướng phát triển nhân viên.
Lập kế hoạch quản lý tài chính
Ngân sách mỗi công ty có là hữu hạn, do đó, doanh nghiệp cần tính toán ngân sách để không xảy ra tình trạng thiếu hụt tiền, tồn kho công nợ, mất kiểm soát thu chi….
Kế hoạch quản lý tài chính sẽ dự báo được doanh thu, các khoản nợ phát sinh trong quá trình vận hành ở mỗi khoản mụ. Đồng thời đây là cơ sở để đo lường, kiểm soát, tối ưu các hoạt động tài chính trong suốt khoảng thời gian dự án hoạt động.
Hãy thực hiện kế hoạch kinh doanh của bạn ngay!
Ý tưởng trong suy nghĩ và bản kế hoạch chỉ là những dòng chữ trên giấy. Doanh nghiệp sẽ không có cái gì nếu như không bắt tay vào kế hoạch và thực hiện chúng. Ở bước này, doanh nghiệp cần dựa vào mục tiêu chung để hình dung ra được những mục tiêu nhỏ để đi đến mục tiêu chung. Đặt ra công việc cụ thể, thời gian hoàn thành cũng như kết quả mong muốn cho mỗi mục tiêu nhỏ. Sau đó, đo lường kết quả hoạt động và điều chỉnh cho các mục tiêu tiếp theo. Thực hiện tốt nhất các mục tiêu nhỏ sẽ giúp doanh nghiệp tiến gần hơn với mục tiêu chung của cả doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Các bước để xây dựng kế hoạch kinh doanh. Bombot mong rằng bạn đã có những thông tin bổ ích trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh. Hãy cùng theo dõi Bombot, chúng mình sẽ quay trở lại với nhiều nội dung hay và hấp dẫn hơn nữa.